CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP TRỒNG CÂY GÌ THAY THẾ CHO CAO SU RỚT GIÁ

Làm sao để có thể linh động trong việc trồng rừng và cây lâm nghiệp mang lại hiệu quả cao? Đó là vấn đề nhiều nông dân miền núi đang quan tâm khi Cao Su mất giá.
Trồng cây Cao Su có tốt không?

Cao Su là một sản phẩm nông sản, giá mủ Cao Su cũng có từng thời kỳ lên xuống như giá vàng, giá các loại nông sản khác. Xét một cách toàn diện và lâu dài, thì cao su vẫn mang lại hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, mủ Cao Su được xem là vàng trắng. Nhưng trong giai đoạn ngắn hiện nay, mủ Cao Su rớt giá do lái buôn nước ngoài ép giá không mua nữa. Vì vậy, nhiều chủ vườn hoảng hốt đã phá cây Cao Su, chuyển sang cây trồng các loại cây khác.

Nhưng có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là nếu không trồng Cao Su thì nên chọn cây trồng nào thay thế cho phù hợp. Bài viết này sẽ đưa ra giải pháp trồng cây lâm nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế.

Cây Điều Giống

Cây Điều Giống

Chuyển đổi cây giống lâm nghiệp cần chiến lược

Theo xu hướng hiện nay, người ta trồng cây Điều, kết hợp với Tiêu và các cây lâm nghiệp quý khác. Trồng theo cách như vậy sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn lực.

Đầu tiên, họ trồng Điều và các cây lâm nghiệp quý như Sưa Đỏ, Giáng Hương, Xoan Đào…. Sau 1 năm, khi các cây này ổn định, ta có thể bắt đầu trồng tiêu vào các cây lâm nghiệp. Rồi đất trồng còn lại, người ta tranh thủ trồng các loại cây ngắn hạn như: mỳ, đậu xanh, bắp…

Như vậy, hàng năm người trồng có nguồn thu từ các cây trồng ngắn hạn, sau 3 -5 năm sẽ có nguồn thu từ cây Điều – Tiêu. Sau 10 năm lại có nguồn thu từ cây lâm nghiệp quý như Sưa Đỏ, Giáng Hương.

Đó là giải pháp tương đối tốt cho cho người đầu tư vào trồng cây lâm nghiệp. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có được lựa chọn tốt nhất cho đất trồng lâm nghiệp của mình.

Bình luận của bạn